Sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 Bùi Tín

Trong các hồi ký và bài viết của mình kể từ khi tỵ nạn tại Pháp, ông tự nhận là Đại tá và là sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại Dinh Độc Lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng Dinh Độc Lập, và là người trực tiếp chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.[3][4] Điều này được dẫn lại trong sách của các tác giả người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, như Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman và Vietnam: A History của Stanley Karnow. Tuy nhiên, lời kể này của Bùi Tín được phát hiện là có mâu thuẫn với lời kể của các nhân chứng trong sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong đó có lời kể do chính Bùi Tín viết trong vòng vài năm sau sự kiện.

Về "quân hàm Đại tá" tại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định rằng vào thời điểm đó Bùi Tín chỉ mang quân hàm Thượng tá.[5]

Về chi tiết Bùi Tín "là sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập", lời kể của một số nhân chứng, trong đó có cả Bùi Tín, khẳng định rằng khi Bùi Tín đến Dinh Độc Lập thì tại đó đã có mặt các sĩ quan cao cấp hơn của Quân đội nhân dân Việt Nam như Đại tá Nguyễn Công Trang, Thiếu tướng Nam Long:

  • Trong bài ghi nhanh của Bùi Tín (với bút danh Thành Tín) nhan đề Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông thừa nhận một sĩ quan cao cấp hơn mình là Phó Chính ủy Quân đoàn 2, Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông.[6] Cũng thông tin này được Bùi Tín viết trong ký sự Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử xuất bản năm 1978.[7]
  • Theo bài viết xuất bản năm 1985 của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, người đi cùng Bùi Tín trên suốt chặng đường vào dinh Độc Lập, khi ông cùng Bùi Tín vào dinh thì được Thiếu tướng Nam Long, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, và Đại tá Công Trang đón tiếp.[8] Còn khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy Quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi.[9]
  • Trong hồi ký của mình,[5] Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định Bùi Tín chỉ tới Dinh Độc Lập sau khi Tổng thống Dương Văn Minh từ đài phát thanh trở về.

Về việc "trực tiếp tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh": Trong bài viết về sự kiện 30 tháng 4, nhà báo người Đức Borries Gallasch, người có mặt tại đài phát thanh và giúp các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ghi âm tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh,[10] tường thuật sự kiện kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên của Quân Giải phóng Miền Nam tiến vào Dinh Độc lập cho đến khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Ông kể những gì mình chứng kiến về diễn biến quá trình Đại úy Phạm Xuân Thệ bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Trung tá Bùi Văn Tùng tiếp nhận đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn. Trong toàn bài tường thuật, ông không có lời nào nhắc đến Bùi Tín.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bùi Tín http://pqasb.pqarchiver.com/washingtonpost/access/... http://www.voatiengviet.com/section/bui-tin-blog-p... http://wissen.spiegel.de/wissen/image/show.html?di... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-41496551.htm... http://www.clemson.edu/caah/history/facultypages/E... http://lcweb2.loc.gov/frd/pow/senate_house/pdf/hea... http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-f8ca90-i... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story... http://antgct.cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/Bui-Tin... http://antgct.cand.com.vn/vivn/nguoitrongcuoc/2012...